Thang máy là vật dụng thiết yếu giúp cư dân di chuyển giữa các tầng nhanh chóng, thuận tiện. Trong một số trường hợp, thang máy chung cư có thể xảy ra tình trạng hỏng hóc và những sự cố ngoài ý muốn khác. Nắm rõ quy trình cứu hộ thang máy chung cư giúp cho BQL tòa nhà/chung cư chủ động ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho cư dân và thể hiện trách nhiệm, quy trình xử lý công việc chuyên nghiệp.
Nội dung bài viết
Cứu hộ thang máy chung cư là gì?
Các tòa nhà/chung cư có tần suất sử dụng thang máy khá là nhiều. Việc sử dụng thang máy thường xuyên mà không có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sẽ khiến cho thang máy chung cư gặp phải một số sự cố như: ngừng hoạt động, cửa thang máy không mở được, mất điện, thang máy chạy quá tốc độ…
Trong những trường hợp này, BQL, cư dân sẽ cần đến quy trình cứu hộ thang máy chung cư nhằm giúp đảm bảo an toàn và đối phó với tình huống bất ngờ xảy ra.

Mục đích của việc xây dựng quy trình cứu hộ thang máy
Quy trình cứu hộ thang máy chung cư hướng dẫn cách thức xử lý tình huống cứu hộ thang máy cho các nhân viên kỹ thuật, bảo vệ chung cư. Nắm được quy trình này, BQL, cư dân sẽ nắm được quy trình hoạt động của thang máy, bình tĩnh xử lý tình huống để đảm bảo an toàn cho cư dân, tài sản chung của chung cư.
Hướng dẫn cứu hộ thang máy chung cư
Đối với hành khách đến thăm chung cư
Đối với hành khách đến thăm chung cư, khi gặp sự cố về thang máy hãy bình tĩnh xử lý tình huống theo hướng dẫn:
- Thông báo sự cố bằng cách bấm nút cứu hộ trên thang máy.
- Gọi số Hotline ghi trên thang máy để thông báo sự cố với phòng điều khiển và yêu cầu giúp đỡ.
- Người trong thang máy giữ bình tĩnh và trấn an mọi người xung quanh trong thời gian chờ đợi người đến cứu hộ.
- Tuyệt đối không cậy cửa, chen lấn, xô đẩy…
Nhân viên trực phòng máy thang máy làm gì khi xảy ra sự cố?
Khi phát hiện có sự cố thang máy, nhân viên trực phòng máy cần liên hệ với khách hàng để hỏi về tình trạng trong thang máy: số thang, số tầng, số người… Sau khi liên lạc được với người trong thang máy, nhân viên trực phòng máy cần liên hệ với bộ phận kỹ thuật, an ninh để thông báo về tình trạng sự cố và yêu cầu nhân viên hỗ trợ.
Nhân viên kỹ thuật, an ninh
Khi nhận được thông tin thang máy gặp sự cố, nhân viên kỹ thuật, an ninh cần họp đội, nhóm và lập đội cứu hộ khẩn cấp.
– Vật dụng cần chuẩn bị:
+ Công cụ: đèn pin, bộ đàm, thang chữ A dài 1,5m.
+ Dụng cụ kỹ thuật: chìa khóa cabin, phòng máy và tay đòn mở phanh hoặc tay quay puly cáp thang máy.
Chia đội cứu hộ thành 2 nhóm gồm: nhân viên an ninh và nhân viên kỹ thuật. Cụ thể về nhiệm vụ của các đội như sau:
+ Nhóm 1: Tiếp xúc và trao đổi với khách hàng mắc kẹt trong thang máy và lên kế hoạch giải cứu.
+ Nhóm 2: Ngắt toàn bộ nguồn điện trong thang máy (nguồn điện dự phòng và nguồn điện động lực). Sau khi ngắt được nguồn điện, nhóm 2 thông báo để nhóm 1 nắm được tình hình.

Quy trình cứu hộ thang máy chung cư
Trường hợp 1: Cabin thang máy ở vị trí bằng so với tầng, cao hoặc thấp hơn mặt sàn 0.6m
Khi xảy ra sự cố thang máy, đây được coi là vị trí an toàn nhất. Trong trường hợp này, nhân viên kỹ thuật của nhóm 1 sẽ dùng chìa khóa cabin để mở cửa giải cứu khách hàng mắc kẹt trong thang máy.
Trường hợp 2: Cabin thang máy chung cư ở giữa tầng
Với trường hợp này, nhóm 1 và nhóm 2 cần phối hợp với nhau để xử lý sự cố:
- Cả hai nhóm: Trao đổi tình trạng thang máy, số người mắc kẹt trong thang máy qua bộ đàm và thống nhất phương án cứu hộ.
- Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật lắp tay quay, tay đòn vào vị trí được quy định trên động cơ. Tiếp theo đó, nhân viên an ninh sẽ thông báo với nhóm 1 để nhả phanh và quay puly.
- Nhóm 1: Tiếp nhận thông tin từ nhóm 2.
- Nhóm 2: Kỹ thuật viên thực hiện thao tác kỹ thuật để cabin bằng với mặt bằng tầng. Đồng thời thông báo tình hình với nhóm 1.
- Nhóm 1: Xác nhận thông tin từ nhóm 2 và mở hoàn toàn của cabin và hỗ trợ đưa khách hàng ra ngoài.
Trường hợp 3: Cabin thang máy chung cư không di chuyển do thang bị kẹt
Quy trình cứu hộ thang máy chung cư trong các trường hợp này thực hiện như sau:
- Nhóm 2: Kỹ thuật viên tháo tay đòn, tay quay ra khỏi động cơ của thang.
- Nhóm 1: Dỡ toàn bộ tải trên nóc cabin xuống.
- Hai nhóm thông báo tình hình thang máy qua bộ đàm.
- Nhóm 1: Thông báo với khách hàng đang mắc kẹt trong thang máy không được di chuyển và đợi đội cứu hộ đến giải cứu.
Trường hợp 4: Do cân bằng đối trọng nên cabin không di chuyển
Hướng dẫn cứu hộ thang máy chung cư trong trường hợp cabin không di chuyển do cân bằng đối trọng.
- Nhóm 2: Kỹ thuật viên tháo tay đòn khỏi động cơ, sau đó nhân viên an ninh thông báo với nhóm 1 đã hoàn tất tháo tay đòn.
- Nhóm 1: Thêm tải trọng lên nóc cabin bằng cách chất: bê tông, bao cát… và thông báo với nhóm 2 sau khi đã hoàn thành.
- Nhóm 2: Thực hiện theo các bước hướng dẫn tại mục 2 của trường hợp 2.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin cần thiết về quy trình cứu hộ thang máy theo quy trình chuẩn, an toàn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong trường hợp có sự cố thang máy.