Ban Quản lý (BQL) nhà chung cư cần nắm vững những quy định gì trong luật quản lý nhà chung cư? Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng InfoCity tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Luật quản lý chung cư đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào tòa nhà
Điều 1, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định như sau:
Quy định đối với chủ sở hữu, người sử dụng, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư
- Chủ sở hữu nhà chung cư phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
- Đối với khách đến thăm chung cư phải đăng ký, xuất trình giấy tờ: căn cước công dân, chứng minh nhân dân tại quầy lễ tân hoặc bảo vệ, đồng thời tuân thủ sự hướng dẫn của lễ tân/bảo vệ tòa nhà. Trường hợp cần thiết, bảo vệ hoặc lễ tân tòa nhà có thể giữ giấy tờ của khách đến thăm để kiểm soát an ninh, an toàn cho tòa nhà chung cư. Khu vực dành cho văn phòng, dịch vụ, thương mại thì không cần đăng ký xuất trình giấy tờ căn cước công dân.
- Đối với người đến tạm trú tại căn hộ cần phải đăng ký danh sách với lễ tân hoặc bảo vệ và người đến tạm trú cần phải đăng ký tạm trú tại công an phường.
- Chủ căn hộ, người tạm trú phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
- Chủ đầu tư và hội nghị nhà chung cư có quyền soạn thảo các quy chế, quy định đối với nhân viên làm việc tại khu vực văn phòng, dịch vụ, thương mại.
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, người tạm trú và khách ra vào nhà chung cư phải chấp hành, tuân thủ thực hiện năm quy định về luật quản lý nhà chung cư.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong luật quản lý nhà chung cư
Những hành vi bị nghiêm cấm trong luật quản lý nhà chung cư được quy định tại Điều 2 Phụ lục 02 kèm theo Thông tư 28/2016/TT – BXD Bộ Xây dựng.
1. Điều 6 luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư.
2. Hội nghị nhà chung cư quyết định các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư.
Theo đó, hội nghị nhà chung cư sẽ xem xét xử lý các hành vi gây ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng và người sử dụng nhà chung cư.
Luật quản lý nhà chung cư đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư
Việc sử dụng phần sở hữu chung của nhà chung cư nên tuân thủ các quy định dưới đây:
1. Sử dụng đúng mục đích, công năng thiết kế sử dụng của thang máy và các thiết bị sử dụng chung.
2. Đối với tài sản chung của nhà chung cư không được phép làm hư hỏng, hoặc có hành vi vi phạm đến tài sản chung.
3. Các phương tiện phải dừng, đỗ xe đúng nơi quy định tại nhà chung cư.
4. Pháp luật về nhà ở quy định việc sử dụng nhà sinh hoạt cộng đồng phải sử dụng đúng mục đích, công năng theo quy định.
5. Tuân thủ các quy định về an toàn PCCC cho nhà chung cư.
6. Hội nghị nhà chung cư họp để quyết định về các sự việc, quy định khác của nhà chung cư.
Luật quản lý nhà chung cư về việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, diện tích khác thuộc phần sở hữu riêng
Luật quản lý nhà chung cư quy định việc sửa chữa các hư hỏng, thay đổi hoặc lắp đặt thêm trong căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng:
1. Căn hộ chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì chủ sở hữu/ người sử dụng được quyền sửa chữa, thay thế nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên vẹn cho phần sở hữu chung và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu khác.
2. Nếu thay thế, sửa chữa hoặc lắp đặt thiết bị thì phải đảm bảo không làm thay đổi kết cấu, biến dạng, hư hỏng những phần chung của nhà chung cư.
3. Nếu phần sở hữu chung, sử dụng chung gắn liền với căn hộ, phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng có hư hỏng thì việc thay thế, sửa chữa phải được thực hiện theo quy định của nhà chung cư. Đồng thời, chủ sở hữu phải thông báo cho BQT, đơn vị quản lý vận hành sửa chữa kịp thời, thay thế khi có hư hỏng và phải tạo điều kiện cho đơn vị thi công khắc phục lỗi.
4. Nếu nhà chung cư có khu vực văn phòng, thương mại, dịch vụ bị hư hỏng các thiết bị thuộc sử dụng chung của nhà chung cư thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm sửa chữa, thay thế theo quy định của Quy chế quản lý nhà chung cư.
5. Thông báo cho BQT, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp vận chuyển các thiết bị, đồ dùng hoặc vật liệu xây dựng trong nhà chung cư. Thời gian vận chuyển từ 8h sáng đến 18h chiều để tránh ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà chung cư.
6. Hội nghị nhà chung cư họp để quy định thêm các điều khoản khác phù hợp với từng nhà chung cư.
Theo đó, những công việc này cần phải thực hiện để không làm ảnh hưởng đến các thành viên khác trong nhà chung cư.
Luật nhà chung cư quy định về việc xử lý các sự cố trong nhà chung cư
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm thông báo cho BQL tòa nhà, đơn vị quản lý nhà chung cư.. khi có sự cố. Trường hợp khẩn cấp, cư dân, khách thăm cần thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị có thẩm quyền.
1. BQT, đơn vị quản lý nhà chung cư có trách nhiệm xử lý sự cố gây nguy hiểm đến tính mạng, an toàn tài sản cho cư dân, khách đến thăm.
2. Khi chung cư xảy ra sự cố khẩn cấp thì cư dân, khác đến thăm phải thực hiện sơ tán người ra khỏi nhà chung cư theo hướng dẫn của người có trách nhiệm hoặc biển chỉ dẫn.
Công khai thông tin của nhà chung cư được quy định trong luật nhà chung cư
Thông tin của nhà chung cư phải được công khai minh bạch, trách nhiệm công khai này thuộc về BQT và đơn vị quản lý nhà chung cư:
1. Thông báo công khai các thông tin quản lý, sử dụng nhà chung cư trên bảng tin hoặc bảng thông báo, phương tiện khác của nhà chung cư.
2. Nội quy PCCC, thang máy phải được gắn đúng nơi quy định để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc theo dõi, thực hiện.
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ như thế nào trong Luật quản lý nhà chung cư
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Luật quản lý nhà chung cư như sau:
1. Yêu cầu BQT, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cung cấp những thông tin, nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng căn hộ chung cư.
2. Chủ sở hữu căn hộ chung cư có trách nhiệm đóng bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật.
3. Chủ sở hữu căn hộ chung cư phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của bản nội quy và quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
4. Chủ sở hữu nhà chung cư phải đóng đầy đủ kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư, chi phí khác.
Luật quản lý nhà chung cư về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu căn hộ
Quy định tại Khoản 4, Điều 9 Luật Nhà ở 2014 về công nhận quyền sở hữu nhà ở:
1. Nhà ở được đầu tư xây dựng để cho thuê mua, để bán thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư mà phải cấp giấy chứng nhận cho người thuê mua, người mua nhà ở, loại trừ trường hợp chủ đầu tư có nhu cầu cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa cho thuê mua, chưa bán; TH2: Chủ đầu tư xây nhà ở để thuê thì được cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Luật nhà ở chung cư quy định về cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở:
2. Nhà ở riêng lẻ được xây dựng từ hai tầng trở lên, mỗi tầng có hai căn hộ trở lên xây theo kiểu khép kín, diện tích sàn tối thiểu từ 30m2 trở lên và nhà ở đáp ứng các điều kiện về nhà chung cư được quy định tại Khoản 2, điều 46 Luật Nhà ở sẽ được ấp Giấy chứng nhận đối với từng căn hộ trong nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế căn hộ trong nhà ở này cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì quyền sử dụng đất ở gắn với nhà ở này thuộc sử dụng chung của các đối tượng đã mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế căn hộ.
3. Ngoài các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai, cơ quan cấp Giấy chứng nhận còn phải ghi thêm các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về nhà ở theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Luật Nhà ở;
b) Thời hạn sở hữu nhà ở và các quyền được bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở của bên mua nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn đối với trường hợp quy định tại Điều 123 của Luật Nhà ở hoặc ghi thời hạn sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 161 của Luật Nhà ở, Điều 7 và Điều 77 của Nghị định này;
c) Trường hợp mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 của Luật Nhà ở thì phải ghi thời hạn chủ sở hữu được quyền bán lại nhà ở xã hội này.
4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai; chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở có trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở; trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì chủ đầu tư phải cung cấp hồ sơ và các giấy tờ pháp lý có liên quan đến nhà ở mua bán, thuê mua cho người mua, thuê mua nhà ở.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về Luật nhà ở chung cư và những quy định về căn hộ, chủ sở hữu nhà chung cư… Chấp hành đúng và đầy đủ pháp luật về nhà ở giúp cư dân xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại.